Công nghiệp cơ khí là một trong những nghành công nghiệp trọng điểm hiện nay. Tuy nhiên, nghành sản xuất này đã kéo theo nguồn nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó, cần có biện pháp xử triệt để để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Quy tình xử lý nước thải gia công cơ khí;

Bước 1: Bể thu gom nước thải

Sau quá trình gia công cơ khí, nước thải được vận chuyển qua hệ thống thu gom về bể thu gom nước thải. Tại đây, trước khi được vận chuyển vào bể, nước thải được lọc qua song chắn rác nhằm loại bỏ những tạp chất có kích thước lớn để bảo vệ và tạo điều kiện cho các giai đoạn xử lý phía sau.

Bước 2: Bể lắng cát

Tại bể lắng cát, các tạp chất (chủ yếu là cát) được lắng lại theo cơ chế lắng trọng lực.

Bước 3: Bể điều hòa

Mục đích nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải.

Bước 4: Bể tuyển nổi

Nước thải được bơm lên bể tuyển nổi để loại bỏ dầu và các chất lơ lững trong nước thải.

Bước 5: Bể keo tụ kết hợp lắng

Tại đây, các chất keo tụ được bơm định lượng châm vào nguồn nước thải để tạo ra các bông cặn. Các chất màu và cặn lơ lửng bị kết tủa lại còn nước thải chảy qua cột lọc áp lực để giữ lại cặn lơ lửng, và khử cả lượng màu, mùi còn lại trong nước thải.

Bước 6: Cột trao đổi ion

Nước thải sau khi qua cột trao đổi ion đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước và được xả ra nguồn tiếp nhận .

Bước 7: Xử lý bùn

Bùn cặn từ các bể được đưa vào bể chứa bùn, làm giảm lượng nước chứa trong bùn. Sau đó, được cơ quan chức năng xử lý theo định kỳ.

Với quy trình chặt chẽ, nguồn nước thải gia công cơ khí sau quá trình xử lý đã đạt tiêu chuẩn, an toàn với môi trường và sức khỏe của con người. Đọc thêm : lọc nước đầu nguồn, lọc nước sinh hoạt , lọc nước giếng khoan