Thông tin về triệu chứng bệnh cao huyết áp



Trên thế giới, mỗi năm có 17.000.000 người chết vì các biến chứng của tăng huyết áp như nhồi máu cơ tim , suy tim, đột quỵ… Ở Việt Nam, trung bình cứ 100 người trên 25 tuổi lại có 27 người bị tăng huyết áp. Ước tính cả nước có khoảng gần 10 triệu người bị tăng huyết áp, con số này đang có chiều hướng tiếp tục gia tăng.
>>> Xem thêm thông tin về Huyết áp cao
Hướng dẫn phòng ngừa tăng huyết áp
Những ai có nguy cơ bị tăng huyết áp?

Người hay ăn mặn
Người béo phì, quá cân
Người uống nhiều rượu, bia
Người hút thuốc lá, thuốc lào.
Người ít vận động
Người bị nhiều stress.
Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp
Người cao tuổi
Tăng huyết áp thường gây nên nhiều biến chứng rất nguy hiểm ở tim, mắt, não, thận. Người bệnh dễ bị tàn phế, và trở thành gánh nặng về kinh tế và xã hội. Hãy thực hiện lối sống lành mạnh để dự phòng tăng huyết áp.
Khi đo huyết áp, chỉ số huyết áp tối đa bằng hoặc lớn hơn 140 mmHg, huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg trở lên là huyết áp tăng cao, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt, kết hợp với các phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh cao huyết áp.
>>> Giải đáp Huyết áp cao nên ăn gì
Làm gì để kiểm soát huyết áp tăng cao?

Huyết áp là một bệnh mạn tính, không thể chữa lành được mà chỉ có thể điều trị giảm tối đa nguy cơ dài hạn bị các biến chứng tim mạch và tử vong cho người bệnh. Để phòng ngừa, và kiểm soát huyết áp cao ngoài việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, chúng ta cần điều chỉnh lối sống để ổn định huyết áp như:
>>> Thông tin Huyết áp bình thường


1. Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: cứ giảm 10 kg cân nặng sẽ làm giảm 5 – 10 mmHg mức huyết áp tâm thu.

2. Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần làm giảm huyết áp tâm thu từ 8 – 14 mmHg.

3. Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và calci (không quá 6 g muối ăn một ngày): có thể sẽ làm giảm huyết áp tâm thu từ 2 – 8 mmHg.

4. Tăng cường hoạt động thể lực: có thể làm giảm 4 – 9 mmHg huyết áp tâm thu. Vận động cơ thể đều đặn như đi bộ nhanh, chạy chậm ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc chơi các môn thể thao.

5. Hạn chế uống rượu: uống rượu với mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2 – 4 mmHg. Mỗi ngày không uống quá 2 ly nhỏ, tương đương 30 ml ethanol (tức khoảng 720 ml bia hay 300 ml rượu hay 90 ml whisky).

6. Không hút thuốc lá để giảm toàn bộ nguy cơ.