Tích cực chăm sóc, phục hồi sụn khớp háng được xem là giải pháp dự phòng và điều trị thoái hóa khớp háng từ gốc, nhờ đó hạn chế thấp nhất các cơn đau nhức dữ dội và phục hồi hiệu quả chức năng hoạt động của khớp háng.

1. Dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp háng:

Khớp háng là một trong những khớp lớn của cơ thể. Bình thường, ở các đầu xương của khớp háng (giữa chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối) được bao bọc bởi một lớp sụn khớp. Lớp sụn này giúp hấp thu bớt lực tác động của cơ thể lên khớp khi đi lại, vận động.

Cũng giống như các khớp khác trong cơ thể, sụn khớp háng được nuôi dưỡng bởi dịch khớp, giúp khớp trơn tru tạo điều kiện di chuyển và vận động dễ dàng.



Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh đau đớn, đi lại và làm việc khó khăn, thậm chí tàn phế

Khớp háng là một trong những khớp dễ bị thoái hóa vì đây là khớp phải thường xuyên chịu đựng sức nặng của cơ thể nhiều nhất. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là: đau quanh khớp háng, lan đến hông, đùi, mông và đầu gối; cơn đau thường tồi tệ hơn vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi và đứng dậy, đau nặng hơn khi vận động, làm việc, đi lại nhiều và khi thời tiết thay đổi; khớp háng bị cứng, gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày; khớp háng phát ra tiếng kêu lụp cụp, lạo xạo; biên độ giao động của khớp bị hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.

Theo tuổi tác và do nhiều yếu tố như: chấn thương, béo phì, hoạt động hay làm việc quá sức, bị viêm nhiễm…, lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau và đi lại rất khó khăn. Nếu không điều trị, tình trạng đau cứng khớp háng ngày càng tăng nặng cho đến khi mức độ bệnh trầm trọng hơn, người bệnh không thể đi lại, khớp biến dạng, mọc các gai xương và khớp mất chức năng vận động. Lúc đó, ngay cả các động tác đơn giản như ngồi xổm, buộc dây giày, xoay trở…, người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện và đối mặt với nguy cơ tàn phế.

Thoái hóa khớp háng thường tiến triển xấu dần theo thời gian, do đó, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh, đồng thời giảm triệu chứng đau, cứng khớp giúp bệnh nhân đi lại, vận động, sinh hoạt dễ dàng hơn, không còn bi quan đối với cuộc sống. Vì vậy, ngay khi xuất hiện những triệu chứng đau nhẹ ở vùng háng, hông (như khi mới ngủ dậy hay ngồi lâu đứng lên…), người bệnh cần đi khám sớm để được bác sĩ chuyên khoa xương khớp chẩn đoán và chỉ định liệu trình điều trị phù hợp.



Dưỡng chất sinh học UC-II giúp nuôi dưỡng, tái tạo sụn hiệu quả nên dự phòng
và ngăn ngừa thoái hóa khớp háng từ gốc

2. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng:

Để phòng tránh hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp háng, các chuyên gia khuyên nên duy trì lối sống hợp lý, ăn uống điều độ, tránh béo phì, hạn chế tối đa các hoạt động nặng thái quá, nếu trước đây hay chạy bộ hoặc chơi tennis thì nên chuyển sang bơi lội hoặc đi xe đạp để giảm nhẹ áp lực lên vùng hông.

Đặc biệt, biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị từ gốc bệnh lý thoái hóa khớp háng được nhiều chuyên gia đánh giá cao là làm sao chăm sóc, nuôi dưỡng lớp sụn ở giữa chỏm xương đùi và ổ cối hiệu quả. Sau thành công với UC-II trong việc tác động tối ưu phục hồi hư tổn tại sụn khớp, gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã có một bước tiến lớn trong việc chăm sóc khớp toàn diện khi phát minh ra tinh chất PEPTAN có trong JEX MAX. PEPTAN có khả năng tác động kép đến sụn và xương dưới sụn, giúp chúng được bảo vệ và tái tạo từ gốc, giúp các khớp linh hoạt và cải thiện biên độ vận động của khớp một cách rõ rệt.