Nguồn: đồ chơi tình dục.
Bệnh giang mai trong thai kỳ sẽ để lại cho thai nhi nhiều biến chứng nghiêm trọng, do đó việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là hết sức cần thiết. Bệnh giang mai là một trong năm bệnh hoa liễu cổ điển như lậu, hạ cam mềm, hột xoài và u hạt bẹn; bệnh được phát hiện từ lâu nhưng mãi đến năm 1904 được Schaudinn và Hoffmann tìm ra xoắn khuẩn gây bệnh có tên khoa học là Treponema Pallidum.

Nguy hiểm cho thai nhi nếu không chữa kịp Biểu hiện đặc trưng của bệnh là săng và hạch. Săng là vết loét tròn hay bầu dục, đường kính từ 0,5-2cm, giới hạn rõ đều đặn, thường không có bờ, đáy sạch, trơn, bóng láng, màu đỏ như thịt tươi, bóp không đau, vị trí thường ở cổ tử cung, âm đạo, môi lớn-môi bé, có thể có ở ngoài cơ quan sinh dục như ở hậu môn, trực tràng, miệng môi, lưỡi, amydal, vú. Hạch là triệu chứng quan trọng để chẩn đoán, xuất hiện ở vùng tương ứng với săng, là những hạch cứng, không đau, không viêm, có nhiều hạch nhưng trong đó có một hạch to hơn cả. Với bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai thường không khác gì ở người bình thường, tuy nhiên người ta thấy săng ở phụ nữ mang thai thường khu trú ở môi bé và có kích thước lớn hơn người bình thường, nếu điều trị không kịp thời xoắn khuẩn sẽ xuyên qua màng nhau rồi gây bệnh cho thai nhi và gọi là bệnh giang mai bẩm sinh, khi ra đời thai nhi giống như “ông già”, nhẹ cân, bánh nhau phì đại, có bóng nước to ở lòng bàn tay, tổng trạng yếu, gan lách to thường tử vong sau vài ngày.
Khi phát hiện đối tác mắc bệnh giang mai thì phải ngưng quan hệ tình dục và các loại am dao gia để kiểm tra.

Phát hiện càng sớm càng tốt Tính chất của bệnh hết sức nghiêm trọng, do đó việc phát hiện càng sớm càng tốt là rất cần thiết, mục đích để điều trị cho người mẹ trước khi thai nhi nhiễm bệnh. Muốn vậy cần xét nghiệm máu ngay từ những tháng đầu của thai kỳ. Về điều trị, năm 1943 Mahoney, Armold và Harris lần đầu tiên chủ trương điều trị bệnh giang mai bằng Pénicilline và được thực hiện đến ngày hôm nay. Pénicilline diệt xoắn khuẩn giang mai bằng cách ức chế men Transpeptidaza trong giai đoạn sinh sản và phát triển. Hiện nay ở nước ta, cũng như các nước trên thế giới đã áp dụng rộng rãi phác đồ điều trị giang mai của Tổ chức Y tế thế giới. Đối với người mẹ, giang mai giai đoạn sớm thì dùng Benzathine Pénicilline 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp liều duy nhất. Đối với giang mai bẩm sinh sớm (dưới 2 tuổi) thì dùng Benzyl Pénicilline tiêm tĩnh mạch, 50.000 đơn vị/kg/8-12giờ x 10-14 ngày hoặc Procaine Pénicilline, tiêm bắp, 50.000 đơn vị/kg/8-12giờ x10-14 ngày.

Đối với giang mai bẩm sinh muộn trên 2 tuổi, nếu không tổn thương thần kinh thì dùng Benzathine Pénicilline 50.000 đơn vị /kg tiêm bắp liều duy nhất, tối đa là 2,4 triệu đơn vị, nếu có tổn thương thần kinh hay không xét nghiệm dịch não tủy được thì dùng Benzyl Pénicilline, tiêm tĩnh mạch 50.000 đơn vị /kg/4-6 giờ x 10-14 ngày. Sau điều trị cần theo dõi bằng các huyết thanh học bệnh giang mai 3 tháng/lần. Trường hợp điều trị không dùng được Pénicilline mà dùng kháng sinh khác phải theo dõi máu gần hơn. Có thể phòng ngừa? Trước đây người ta thường nói đến phòng bệnh cho cá nhân bằng xà phòng, mở calomel, mở Pénicilline… nhưng thực ra không có phương pháp nào là chắc chắn khi quan hệ với người mắc bệnh giang mai.

Ngưng sử dụng duong vat gia tránh tăng thêm tổn thương khi mắc bệnh.
Dùng thuốc ngay trong những giờ đầu sau khi giao hợp cũng là muộn vì xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập qua các xây xát vi thể, rồi xâm nhập đi theo đường bạch huyết vào các hạch rất nhanh. Dùng bao cao su che chắn dương vật có thể ngăn chặn được phần nào nhưng vẫn là phương tiện không đảm bảo, do xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua điểm tiếp xúc khác không được che chắn.
Có thể ứng dụng trị liệu dự phòng khi tiếp xúc với người mắc bệnh giang mai, Benzathine Pénicilline tan trong dầu tiêm bắp một liều duy nhất 2,4 triệu đơn vị có hiệu lực 2-3 tuần, hoặc Procaine Pénicilline Aluminum Monostéarate (PAM) tiêm bắp liều duy nhất 600.000 đơn vị, có hiệu lực phòng bệnh trong 5-6 ngày. Tóm lại, bệnh giang mai trong thai kỳ sẽ để lại cho thai nhi nhiều biến chứng hết sức nghiêm trọng, nên việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là hết sức cần thiết. Muốn vậy thai phụ cần được khám thai định kỳ, nhất là những tháng đầu của thai kỳ, trong đó có xét nghiệm tầm soát bệnh giang mai.