Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh ghẻ
1. Bệnh ghẻ là gì?
Bệnh ghẻ là bệnh gây ra do một loại ký sinh trùng sống bám trên da, tên khoa học là Sarcoptes Scabiei, kích thước khoảng l/4mm. Mắt thường có thể trông thấy như chấm trắng đục di chuyển về ban đêm.
Ban ngày con ghẻ ngủ yên trong hang là những mụn nước nhỏ, ban đêm chui ra khỏi hang và đẻ trứng trên những rãnh nhỏ của da.
Con ghẻ có thể lây cho người khác do trực tiếp bò sang hoặc do trứng nở thành con ghẻ.
Trong gia đình hoặc tập thể nếu có một người bị ghẻ thường dễ lây qua người khác do sống chung đụng, nằm chung giường, dùng chung áo quần, khăn tắm.
2. Triệu chứng bệnh ghẻ
Có 3 triệu chứng quan trọng:
– Có vài mụn nước nhỏ ở những vị trí đặc biệt như kẽ tay, cổ tay, bụng, mặt trong đùi. Ở trẻ nhỏ còn gặp ở lòng bàn lay, lòng bàn chân, sau mông, ở mặt.
– Ngứa nhiều về ban đêm do con ghẻ di chuyển trên da.
– Trong gia đình hoặc tập thể có vài người cũng có triệu chứng tương tự.
Ngoài ra còn có thể gặp triệu chứng phụ khác như mụn mủ, chốc lở, mụn nhọt…v.v…’

3. Điều trị bệnh ghẻ
+ Nguyên tắc:
– Cần phát hiện sớm, điều trị sớm đẻ tránh lây lan cho những người khác.
– Điều trị hàng loại cho tất cả những người cùng bị trong gia đình hoặc trong tập thể để tránh lây cho nhau.
– Điều trị liên lục và củng cố để đề phòng đợt trứng mới nở, mỗi đợt từ trứng đến lúc thành con ghẻ trưởng thành là 2 – 3 tuần.
– Bôi thuốc đúng phương pháp, bôi rộng về ban đêm trước khi đi ngủ.
– Tổng vệ sinh giường, chiếu, giặt luộc áo quần, người bị ghẻ ngủ riêng.
+ Một số thuốc bôi thường dùng:
– Dep (Delhylphlalal).
– Benzyl benzoat.
– Lindana.
– Eurax (crotamiton).
– Mỡ lưu huỳnh 10 – 30%.
Ngoài ra, nên dùng thêm kháng sinh và thuốc chống ngứa nếu bị nhiễm trùng và ngứa về đêm khó ngủ.
bạn sẽ quan tâm bệnh viện da liễu.