Bệnh gút là nỗi ám ảnh, lo sợ của rất nhiều người vì nó mang lại những cơn đau đến tận xương tủy. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người không biết gì về loại bênh này và không hiểu tại sao bệnh gút lại đáng sợ đến như vậy. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn khái niệm bệnh gút là gì và khái quát thông tin chung về bệnh gút giúp bạn hiểu rõ hơn.
Khái niệm: Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau đớn vô cùng. Bệnh gút xảy ra khi cơ thể bị hấp thụ quá nhiều chất axit urid từ những loại thức ăn chứa nhiều chất purin và chất đạm khiến thận không kịp đào thải ra bên ngoài dẫn đến ứ đọng, lâu ngày tích tụ thành tinh thể urat tại các khớp khiến các khớp bị biến dạng sưng phồng. Có nhiều người, những cơn đau đầu tiên của bệnh gút sẽ xuất hiện ở đầu ngón chân hoặc ngón tay. Thông thường thì những cơn đau sẽ phát lên khi người bệnh đang trong giấc ngủ, nhưng cơn đau có thể khiến người bệnh không thể tiếp tục ngủ nữa và những ngón chân sẽ bị sưng tấy lên.

Bệnh gout là gì? Hãy cùng tìm hiểu
Những yếu tố nào gây ra bệnh gút
Bạn có khả năng cao mắc bệnh gút hơn nếu mắc phải những yếu tố sau:

  • Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh gút
  • Đàn ông trong độ tuổi từ 40 trở lên
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người uống quá nhiều rượu bia, thực phẩm giàu chất purin, chất đạm, thực phẩm nhiều chất béo, nước uống có gas, nhiều đường,…
  • Người có khiến khuyết về enzim khiến cơ thể khó đào thải purin
  • Người sử dụng những loại thuốc lợi tiểu như aspirin, cyclosporin, levodopa

Những khớp thường hay mắc bệnh gút
Bệnh gút có thể xuất hiện ở bất kì khớp nào, bệnh lại rất dễ dàng mắc phải trên những người có tiền xử các bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, bạn cần chú ý hơn đến một số khớp sau:


  • Khớp ngón tay, ngón chân
  • Khớp đầu gối
  • Khớp cổ tay, khuỷu tay
  • Khớp đầu gối
  • Khớp mắt cá chân
  • Mu bàn chân

Những cơn đau bệnh gút có thể gây ra
  • Những cơn đau nhức tại các khớp bị gút
  • Sưng đỏ, nóng ran ở khớp
  • Tấy đỏ và gây ra cứng khớp
  • Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng hầu hết những hoạt động hằng ngày
  • Nếu không được điều trị triệt để bệnh có thể gây ra tàn phế

Những cơn đau bệnh gút có thể trở nên nặng hơn ngay sau khi người bệnh hấp thụ quá nhiều những chất purin trong bữa ăn, nó có thể kéo dài từ 3- 10 ngày tùy vào tình trạng người bệnh. Tốt nhất bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống chứa ít purin và chất béo, rượu bia để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và những cơn đau bệnh gút. Và khi có bất kì dấu hiệu nào hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám phát hiện bệnh goutsớm nhất. Chính vì vậy để hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả, bạn cần chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Nguồn: https://benhcoxuongkhop.info/benh-gut-la-gi/