Gửi đơn thư phản ánh đến Báo SGGP, nhiều người dân kêu cứu vì đã đóng tiền cho Công ty địa ốc alibaba chủ đầu tư dự án alibaba long phước, nay đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Đất Lành, do ông Vũ Anh Cường làm tổng giám đốc) để mua nền tại khu đất 12A Bình Trưng Đông (Cát Lái, quận 2, TPHCM), nhưng qua 13 năm triển khai dự án, công ty này vẫn chưa hề giải tỏa đền bù.


Thực chất đây là dự án xây dựng khu nhà ở mà UBND TPHCM giao cho Công ty cổ phần Xây dựng số 14 vào đầu năm 2001. Nhưng đến năm 2003, công ty này ký hợp đồng liên doanh hợp tác đầu tư với Công ty Đất Lành. Thay vì như nội dung hợp đồng là hai bên cùng đóng góp kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng thì Công ty Đất Lành lại thiết kế bản vẽ, phân lô bán nền đất trên giấy cho các nhà đầu tư bằng hình thức “hợp đồng góp vốn”. Đến nay, không ít nhà đầu tư đã mua bán sang nhượng qua lại nhiều lần, cũng hoàn toàn trên giấy.

Trong số đó có bà Giáp Thị Định (ngụ Bắc Ninh) đã ký hợp đồng góp vốn để nhận hơn 10.000m² đất nền với tổng số tiền hơn 60 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Xuân Ánh (ngụ tại Tân Bình, TPHCM) cũng góp vốn mua một nền, đã đóng 50% giá trị hợp đồng… Bà Phạm Thị Tuyết ngán ngẩm: “Đến nay, nền đất đâu chưa thấy, khu đất đó vẫn chưa được giải tỏa đền bù, chúng tôi tìm đến Công ty Đất Lành mới hay công ty chuyển đi nơi khác, điện thoại thì nhân viên công ty lúc bắt máy lúc không, chỉ hứa hẹn vòng vo không chịu gặp mặt”.

Bà Phạm Thị Tuyết khách hàng của dự án alibaba an phước phản ánh: Năm 2004, bà ký hợp đồng góp vốn với Công ty Đất Lành để mua nền đất tại khu 12A Bình Trưng Đông. Thời hạn giao đất là 4 năm sau khi ký hợp đồng (tức đến năm 2008). Thế nhưng, đến hạn, công ty vẫn chưa giao nền đất. Bà yêu cầu công ty cung cấp thông tin dự án và đến tận nơi tìm hiểu, mới hay nền đất bà mua chính là đất thổ cư nơi người chị gái của bà đang ở, chưa giải tỏa đền bù! Bà liên hệ với công ty thì được mời đến gia hạn giao nền thêm 2 năm nữa để chờ tiến hành giải tỏa, san lấp mặt bằng. Không còn cách nào khác, bà phải đồng ý với hy vọng sẽ được nhận nền, nhưng mãi đến nay vẫn chưa được nhận.

Bước qua năm 2014, hàng loạt dự án bất động sản đang đầu tư dở dang và nảy sinh khiếu nại giữa chủ đầu tư với khách hàng vẫn chưa có lối ra. Điều này cho thấy, trong năm nay, nhiều chủ đầu tư vẫn còn đối mặt với chuyện “niềm tin” giữa chủ đầu tư và khách hàng. Điển hình của sự mất niềm tin đối với chủ đầu tư là dự án chung cư Đại Thành (Tân Phú, TPHCM). Dự án dự kiến bàn giao cho khách hàng vào tháng 6-2012, tuy nhiên đến nay mới cơ bản xây xong phần thô, trong quá trình này đã nhiều lần ngưng thi công. Cuối năm 2013, chủ đầu tư và khách hàng đã ngồi lại với nhau tìm cách tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án. Theo đó, một phương án đưa ra, thay vì khách hàng nhận nhà mới đóng đủ tiền thì lần này khách hàng sẽ đóng đủ và số tiền đó chuyển vào một tài khoản mới có sự giám sát của khách hàng để đảm bảo số tiền này được sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, đến nay rất ít khách hàng chịu nộp thêm tiền, trong khi theo chủ đầu tư, cần hàng chục tỷ đồng để hoàn thiện dự án.

Chúng tôi đã đến khu dân cư nằm trong quy hoạch giải tỏa thực hiện dự án này để tìm hiểu sự thật. Nơi đây vẫn hoang vắng, nhà cửa lưa thưa, chưa có dấu hiệu của việc triển khai dự án. Có 43 hộ dân đã về định cư tại đây theo chủ trương giãn dân của TP từ thời nơi đây còn thuộc huyện Thủ Đức. Từ khi nơi đây bị “dính” dự án treo, các hộ dân không được xây dựng, sửa chữa nhà, nhiều năm nay phải sống trong cảnh không nước máy, đường sình lầy. Nhiều lần cư dân kiến nghị hủy bỏ quy hoạch treo nhưng chính quyền vẫn chưa giải quyết. Từ năm 2009, UBND quận 2 đã xác định.

“Dự án đã được TP chấp thuận đầu tư nhiều năm, nhưng công ty bồi thường chưa được 10% diện tích là quá chậm, gây phản ứng trong dân, kiềm hãm tốc độ đô thị hóa, vi phạm Luật Đất đai”. Do vậy, UBND quận 2 kiến nghị UBND TP thu hồi dự án đã giao cho Công ty cổ phần Xây dựng số 14 để kêu gọi đầu tư. Thế nhưng, đến giờ vụ việc vẫn tồn đọng, chưa được xử lý. Những người mua nền kêu cứu vì bị Công ty Đất Lành lừa đảo bán nền trên giấy; còn các cư dân trong vùng quy hoạch dự án khốn đốn vì quy hoạch treo, bị công ty áp giá đền bù theo giá công trình công cộng đường vành đai, chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/m².

Một khách hàng chia sẻ: “Chúng tôi đã mất niềm tin, trước khi ký hợp đồng mua nhà, bên bán hứa hẹn rất tốt, nhưng thực tế dự án thi công quá chậm, do đó chúng tôi hết sức thận trọng”. Đây chỉ là một trong hàng chục dự án chậm bàn giao nhà, thậm chí không biết bao giờ bàn giao, đã xảy ra trên địa bàn TPHCM. Chỉ riêng năm 2013, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM đã nhận 41 trường hợp khiếu nại về chậm giao nhà chung cư nhờ hội này can thiệp. Do đó niềm tin dành cho người mua nhà trong năm 2014 và những năm tiếp theo là điều cực kỳ quan trọng.

Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức, cho rằng với mức giá như hiện nay người mua không quá bận tâm, điều họ quan tâm là chất lượng, tiến độ bàn giao nhà. Do đó, xu hướng hiện nay khách hàng thường chọn những dự án đã hoàn thành, giá có cao hơn một chút nhưng hoàn toàn yên tâm. Từ đó ông Hiếu cho rằng, trong năm 2014 xu hướng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, dự án để có những doanh nghiệp đủ mạnh về năng lực tài chính, chuyên nghiệp về chuyên môn để triển khai dự án nhằm tạo niềm tin cho khách hàng sẽ tiếp tục diễn ra như một số thương vụ đã thực hiện trong năm 2013. Thực tế trong năm 2013, một số ít doanh nghiệp vẫn đạt hiệu quả kinh doanh tốt như Phúc Khang, Hưng Thịnh… Dự án có tính thanh khoản tốt nhờ đã hoàn thiện hạ tầng như chung cư Nguyễn Cửu Vân, Eco Town… đem lại phần nào niềm tin cho khách hàng.

Thị trường bất động sản đã qua thời kỳ “làm chơi ăn thiệt”, bởi thời gian qua từ chính sách đến năng lực yếu kém của các nhà đầu tư khiến hàng loạt dự án chậm tiến độ, thậm chí nhiều dự án bế tắc đầu ra. Chính điều này đã làm xói mòn niềm tin của người mua lẫn giới đầu tư kinh doanh. Giới kinh doanh bất động sản cho rằng, năm 2014 thị trường bất động sản cần một niềm tin để phục hồi và tạo đà tăng trưởng cho thời gian tiếp theo.

Giới đầu tư kinh doanh bất động sản cũng rất cần niềm tin từ chính sách. Thực tế thời gian qua, nhiều chính sách liên quan đến thị trường bất động sản được ban hành nhưng xa rời thực tiễn, câu chữ mơ hồ, gây khó khăn cho doanh nghiệp, cản trở thị trường phát triển. Nghị định 69 của Chính phủ ban hành vào tháng 8-2009, quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất. Nghị định ra đời đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn khi doanh nghiệp cho rằng họ phải “mua đất” hai lần.