Ngày nay, kính cường lực hầu như phủ sóng và có mặt ở hầu hết các công trình hiện đại như tòa nhà, cao ốc, trung tâm mua sắm, văn phòng, nhà ở, phòng tắm,…

Kính cường lực dường như trở thành một trong những tiêu điểm khi nhắc đến việc lựa chọn vật liệu để trang trí nhà cửa. Nhưng liệu có bao nhiêu người biết rằng, có bao nhiêu loại kính cường lực? Hay kính cường lực phân loại như thể nào? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp rõ thắc mắc này!

1.Kính cường lực là gì ?

Kính cường lực là sản phẩm được gia công lại trên phương pháp tôi nhiệt theo một quy trình khép kín và theo tiêu chuẩn an toàn về sản phẩm kính cường lực. Quá trình tôi nóng rồi làm lạnh đột ngột ở ngưỡng nhiệt độ 700 – 1000 độ C bất ngờ. Quá trình nung nóng làm nguội này sẽ được lập trình tùy theo chủng loại kính (độ dày, màu sắc, chủng loại…) để đạt đến mục đích cuối cùng là làm tăng ứng suất bề mặt của tấm kính (tăng độ cứng). Sản xuất theo công nghệ kính nổi (không phải kính theo công nghệ kính cán). Vì thế nên có bao nhiêu loại kính nổi thông thường thì gần như có bấy nhiêu loại kính cường lực. Con số là vô cùng nhiều.

Kính cường lực là gì ?

Kính cường lực tốt hay xấu, an toàn hay không an toàn nó phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ sản xuất của từng doanh nghiệp, đi kèm với nó là hệ thống tiêu chuẩn là doanh nghiệp đạt được sau đó đăng ký với các nhà kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan rồi mới đưa ra thị trường tiêu thụ. Để có một sản phẩm kính cường lực tốt, chắc chắn phải được gia công tại một nhà máy tốt với đầy đủ công nghệ theo yêu cầu.
Kính cường lực hiện được tôi luyện gia cường từ các loại phôi kính thông thường xuất xứ từ các nước như Nhật bản, Châu âu, Hàn quốc, Thái lan..vv.. Vì tính chất cấu tạo đặc biệt đấy nên kính tôi cường lực có các đặc tính và đa dạng hơn mà các loại kính khác không thể có được.

2. Có mấy loại kính cường lực ?
Kính cường lực có 2 loại: Kính cường lực hoàn toàn và kính bán cường lực.

Loại 1: Kính cường lực hoàn toàn:
Đây là loại kính được sản xuất theo quy trình hiện đại, tôi nhiệt với nhiệt độ từ 650 đến 700 độ C, được gia nhiệt và làm lạnh bằng khí mát tạo. Đặc biệt, với đặc điểm có độ cứng kinh khủng gấp 4-5 lần so với kính thông thường chúng có khả năng chống chịu va đập, nhiệt độ và chịu lực rất tốt. Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng kính cường lực hoàn toàn sẽ bị vỡ vụn không có cạnh sắc nhọn.

kính cường lực hoàn toàn

Loại 2: Kính bán cường lực:
Mặc dù được sản xuất giống với quy trình của kính cường lực hoàn toàn nhưng phương thức ở phần gia nhiệt và làm lạnh lại được tạo ra riêng biệt.
Có thể nói, kính bán cường lực cũng là một dạng kính cường lực hoàn toàn nhưng độ cứng và chịu lại bằng ½ so với kính hoàn toàn.
Còn xét về độ dẻo thì không kém với kính cường lực hoàn toàn. Khi bị vỡ, chúng sẽ n���t theo một đường lượn sóng từ tâm chịu lực tác động lên khung kính chứ không gây vỡ nguy hiểm như kính thông thường.

Kính bán cường lực


Kính cường lực hoàn toàn và kính bán cường lực là hai sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong kiến trúc nhà ở và xây dựng.

3. Phân loại kính cường lực
+ Phân loại theo độ dày của tấm kính:
- Loại kính cường lực phổ thông: 8 đến 10mm
- Loại kính dán cường lực: từ 6mm đến 11mm.
- Loại kính thông dụng nhất trên thị trường hiện nay dày từ 8-10mm.


+ Phân loại theo nhu cầu sử dụng

- Làm cửa kéo hoặc cửa thủy lực:

Đa phần các khách hàng của chúng tôi sử dụng loại kính cường lực đã được tôi nhiệt làm gia tăng độ bền và sáng bóng. Có thể lắp ráp thêm các phụ kiện để tạo thành khung cửa kính tiện dụng.

- Dùng làm vách ngăn, hay vách dựng:

Cũng sử dụng vật liệu kính chịu lực và gia công thêm các phụ kiện và có thể dán hoa văn, làm mờ, ...

- Sử dụng làm cabin phòng tắm :

Do đặc tính của kính là không thấm nước và dễ dàng vệ sinh nên hiện nay rất nhiều khách hàng đã sử dụng kính chịu lực để quây phòng vệ sinh, phòng tắm thành Cabin.

- Làm mặt dựng bảo vệ và gia tăng thẩm mỹ cho các tòa nhà cao tầng, giúp mặt tiền hoặc bề mặt ngôi nhà được bao bọc bởi một lớp kính cường lực nhuộm màu đẹp mắt.

- Để trang trí, làm đẹp trong việc áp dụng kính cường lực vào làm cho gian bếp thêm sang trọng và sạch sẽ, thông thường gọi là kính màu ốp bếp.

Xem ngay báo giá kính cường lực mới nhất tại Sài Gòn Glass !!!