Đi dạo phố cổ về đêm, thưởng thức cao lầu, may đồ lấy ngay, đi du thuyền... là những trải nghiệm khó quên khi ghé thăm di sản văn hóa thế giới Hội An

Thành Phố Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông.
Hội An có 7 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch và 01 ngư trường khá rộng với nguồn hải sản khá dồi dào, có đảo Cù Lao Chàm (rộng 1.591 ha) với nguồn đặc sản Yến Sào nổi tiếng, đồng thời là nơi rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái ( Biển- Đảo ).

Nên đi Hội An vào thời gian nào ?

Thời tiết Hội An mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, thỉnh thoảng tùy vào thời tiết từng năm có thể có những đợt rét nhưng không quá lạnh và kéo dài

- Thời điểm lý tưởng nhất đến Hội An là vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, thời tiết lúc này hầu như không mưa và khá dễ chịu
- Đi Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được nghe các bài hát cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố
- Xem thêm trong bài Kinh nghiệm du lịch Cù lao Chàm để chọn thời điểm kết hợp đi du lịch hòn đảo này

Phương tiện đi và tới Hội An

Thành phố Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30km, từ đây có 2 hướng để đến được Hội An, Một là đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện. Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km.

Bạn cần thuê xe tự lái?

cho thue xe tu lai tai da nang là lựa chọn hàng đầu cho quý khách khi phượt từ Đà Nẵng đến với SaPa, Với mẫu mã đa dạng, biển số đẹp, phong cách phù hợp cho mọi lứa tuổi, giá cả phải chăng...


Đi dạo Phố Cổ về đêm

Một trải nghiệm đơn giản, bạn chỉ cần bước ra ngoài phố và ngắm nhìn những ngôi nhà cổ, những phố đèn lồng đủ màu về đêm. Bạn sẽ ngỡ như mình lạc vào buổi dạ tiệc của ánh sáng, một bức tranh kết hợp giữa sự bình lặng của kiến trúc cổ xưa với hình ảnh dân dã và sự sôi nổi của cuộc sống hiện đại. Có lẽ đẹp nhất vẫn là khúc dọc bờ sông Hoài, nơi những vệt màu lấp lánh trên mặt nước. Hội An còn đẹp hơn nữa khi không còn du khách và những hàng quán, khi ấy phố cổ mới thật sự trở về với dáng hình xưa cũ, trầm mặc nhất.
Hội An được Tourpia vinh danh là một trong những thành phố có kênh đào đẹp nhất thế giới.

Thả đèn hoa đăng

Vẫn trong buổi tối ấy, bên cạnh việc chỉ quan sát, bạn có thể hòa mình vào cùng trang trí cho bữa tiệc ánh sáng trên bờ sông. Một trải nghiệm thú vị mà rất nhiều khách du lịch thích làm là thả hoa đăng trên sông Hoài. Chính tay bạn sẽ là người thả những chiếc đèn nhỏ lấp lánh xuống sông, với hy vọng những chiếc đèn sẽ mang lại may mắn cho gia đình và người thân. Bên cạnh đèn lồng, thì hoa đăng cũng dần trở thành nét đặc trưng của du lịch Hội An.

Thưởng thức món Cao Lầu

Cao Lầu là món ăn đặc sản mà bất cứ ai khi tới Hội An cũng nên thử. Nguồn gốc cái tên của món ăn này rất thú vị, xưa kia khi thương nhân tới Hội An buôn bán họ phải ăn món này ở trên “lầu cao” để vừa ăn, vừa trông coi hàng nên từ đấy cái tên Cao Lầu hình thành. Một bát cao lầu đủ vị ngon có cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ vị chua, cay, chát, ngọt của rau sống, hương thơm của mắm, bột thơm, nước tương, nước thịt… và miếng tóp mỡ giòn tan trong miệng. Bạn có thể tìm ăn ở quán Bà Bé nằm trong khu chợ ngay đầu đường Trần Phú, quán đầu ngõ 69 Phan Châu Trinh, hay quán Hát ở ngã tư Trần Phú giao với Hoàng Diệu hay các nhà hàng cho khách nước ngoài ở dọc phố Bạch Đằng.

Ăn bánh mì “ngon nhất trên đời”

Cách đây không lâu, David Farley - phóng viên đài BBC chuyên viết về du lịch và ẩm thực đã nhận xét “bánh mì ở Việt Nam kì diệu nhất thế giới” trong bài “Có phải bánh mì Việt Nam là bánh kẹp ngon nhất thế giới?” sau khi ăn tổng cộng 15 ổ bánh mì ở nhiều tiệm khác nhau trên khắp Việt Nam. Một trong số đó có bánh mỳ Hội An. Thật vậy, ở Hội An có những tiệm bánh mì rất nổi tiếng với du khách nước ngoài, đó là bánh mì Phượng (Phan Châu Trinh), bánh mỳ Madam Khanh (Trần Cao Vân) và bánh mì bà Lành (Cửa Đại). Bánh mỳ Hội An với những lát thịt lợn, pate, dưa leo, rau thơm và loại nước sốt thịt đặc trưng vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.

Đi thuyền trên sông Hoài buổi tối

Đi thuyền ngắm một góc Phố Cổ vào đêm và thả hoa đăng rất được các cặp đôi yêu thích, đặc biệt là những người đến Hội An để chụp đám cưới. Tuy nhiên nếu bạn không có đôi thì vẫn có thể đi cùng gia đình, bạn bè.

Một dịch vụ rất lãng mạn bên cạnh “thả hoa đăng”, nếu đã chán đi bộ bạn có thể lênh đênh trên dòng nước lấp lánh đủ sắc màu của con sông Hoài.

Cà phê ở Hội An

Hội An có hai quán cà phê cóc rất đông người uống vào buổi sáng, đó là quán cô Thảo nằm ngay khúc quanh từ cầu Nhật ra đường Bạch Đằng, khách ở đây chủ yếu là người trẻ. Bên kia cầu là quán dành cho những người trung tuổi. Ngồi ở cả hai quán đều có thể nhìn thấy bờ sông Hoài, cảnh kéo lưới và một dãy phố An Hội. Buổi sáng trong lành trước giờ cấm xe có động cơ, ngồi uống một ly café sau khi ăn bánh mì Phượng là một cách khởi động nhẹ nhàng cho ngày mới ở Phố Cổ. Ngoài ra ở Hội An còn có một quán phòng trà đặc biệt, người phục vụ là người khiếm thính. Quán Reaching Out ở 131 Trần Phú. Đến Reaching Out bạn sẽ được tận hưởng không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh – rất tuyệt để nhâm nhi ly café và đọc một cuốn sách bỏ túi.

Tìm đến những ngôi nhà cổ

Bên trong phòng khách ngôi nhà cổ Tấn Ký.
Những ngôi nhà cổ là di sản vô giá mà Hội An gìn giữ được sau bao cuộc chiến tranh, đô thị hóa và cả sự tàn phá từ thiên nhiên. Cứ mùa mưa lũ là Hội An lụt, có năm lịch sử nước dâng cả tầng một ngôi nhà chìm trong nước. Nhưng qua bao biến cố, những ngôi nhà cổ vẫn vẹn nguyên như thủa ban đầu, cả về kiến trúc lẫn cái hồn. Được nhiều người biết đến nhất là nhà cổ Tân Ký, ngôi nhà đầu tiên được công nhận là di tích quốc gia ở Hội An và đây cũng là nơi từng đón tiếp nhiều nguyên thủ trong và ngoài nước. Bên cạnh Tân Ký, còn nhà cổ Phùng Hưng, Quân Thắng… hay các hội quán Phúc Kiến, Quảng Đông… mang đậm kiến trúc người Hoa, được các thương nhân người Hoa xây dựng để tưởng nhớ tới quê hương họ.