Đại đa số doanh nghiệp hiện nay muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển vững mạnh thì cần cái tổ nhiều vấn để không chỉ dừng lại ở việc nâng cao môi trường lao động, tận dụng nguồn vốn, nâng cao chất lượng sản phẩm,…một yếu tố lớn cần lưu ý đó là xác định những chi phí phát sinh, từ đó tối ưu và giảm cắt giảm những chi phí không cần thiết. Vậy làm sao để cắt giảm chi phí dành cho các doanh nghiệp phù hợp để vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra thực trạng, sự cần thiết phải cắt giảm chi phí gây lãng phí và các biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng được vào trong thực tiễn

>>> Xem thêm: hệ thống erp

Sự cần thiết của việc cắt giảm và kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và giá thành của sản phẩm. Việc cắt giảm chi phí sẽ đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận và giảm được giá thành sản phẩm.


Để có thể kiểm soát được chi phí phát sinh gây ra lãng phí thì DN cần quan tâm toàn bộ các hoạt động sản xuất có thể gây ra lãng phí từ hoạt động đầu vào, sản xuất, đầu ra, kho bãi, … Đơn cử như chi phí phát sinh do phế phẩm, hàng trả lại, hàng thu hồi, tồn kho, thất thoát, thời gian chết, … Các chi phí phát sinh này sẽ làm gia tăng giá thành sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh của DN nghiệp, có thể ảnh hưởng lâu dài tới uy tín, thương hiệu trong tương lại. Do đó, DN cần xác định và loại bỏ những chi phí này, lợi ích của DN sẽ tăng lên đáng kể nếu làm triệt để vấn đề lãng phí. Để có thể giải quyết vấn đề chi phí phát sinh thì DN có thể thực hiện các bước như sau:

>>> Xem thêm: phần mềm hrm


Đầu tiên, cải tiến quá trình sản xuất để loại bỏ những thao tác thừa gây ra lãng phí. Việc sắp xếp bố trí máy móc, nguyên vật liệu không hợp lý cần sắp xếp lại, việc di chuyền của công nhân, bán thành phầm không khoa học yêu cầu sắp xếp lại, …

Kế tiếp, nên áp dụng sản xuất tinh gọn vào sản xuất, tối thiểu giờ làm việc công nhân, tối đa hóa năng suất, giảm tối đa xung đột trong các công đoạn sản xuất.


Thứ ba, DN cần xác định lượng tồn kho tối ưu trong giới hạn an toàn, điều này sẽ giúp giảm chi phí tồn kho, chi phí mua hàng, dự trữ xuống mức thấp nhất.

Thư tư, cập nhập các chính sách quy định mới về pháp luật liên quan tới DN, để có thể đưa ra các quy chế, quy trình trong doanh nghiệp

>>> Xem thêm: phần mềm quản trị nhân sự

Thứ năm, thiết kế hệ thống quản trị chuỗi cung ứng đảm bảo thông suốt giữa các công đoạn từ khâu tiếp nhận đơn đặt hàng – xác định tiêu chuẩn nguyên liệu – lựa chọn nhà cung cấp – tiếp nhận lưu kho - xuất kho nguyên vật liệu. DN nên sử dụng phần mềm quản trị sản xuất để các công đoạn hoạt động được kiểm soát chặt chẽ.

Thứ sáu, thực hiện tốt chức năng dự báo nhu cầu tiêu thụ và nguyên vật liệu để chủ động trong kế hoạch sản xuất giảm thiểu sự thiếu hụt cũng như dư thừa nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho.