Kiến thức tổng quan về suy giãn tĩnh mạch chân
Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Tuy nhiên, ở VN chưa có thống kê nào về bệnh lý này mặc dù theo dự đoán của các chuyên gia y tế bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống ở nước ta.

Thực tế cũng cho thấy, sau khi các bài viết của PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên ĐH Y Dược TPHCM xung quanh bệnh lý giãn tĩnh mạch chân trên Báo NLĐ Online, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi, thắc mắc của bạn đọc trên cả nước.

Một thực tế khác là các triệu chứng của bệnh qua các câu hỏi của bạn đọc cho thấy phần lớn không hề biết về loại bệnh lý này trước đó. Các biện pháp điều trị vì thế thường là bỏ qua hoặc không đúng cách.
Lý giải những điều này, PGS-TS Nguyễn Hoài Nam cho biết, 77,6% các bệnh nhân không biết mình mắc bệnh. Ngoài ra, họ còn ngại đi khám, không điều trị hoặc điều trị không đúng. Điều này dẫn đến những hậu quả rất khó lường, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Trong số những câu hỏi gửi đến buổi giao lưu trực tuyến hôm nay, PGS-TS Nguyễn Hoài Nam lưu ý bạn đọc nên tham khảo trên các bài viết để hiểu một cách cụ thể hơn. Các câu hỏi trùng lắp sẽ được sắp xếp, tổng hợp để trả lời chung.

Xem thêm: cách điều trị giãn tĩnh mạch chân


. Tôi làm nhân viên mát xa nên mỗi ngày đứng rất nhiều, vì vậy tôi lo lắng mình có thể sẽ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới. Trong bài viết của bác sĩ Nguyễn Hoài Nam có khuyên nên mang vớ thun hoặc quấn băng thun để phòng ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên tôi không biết loại vớ thun đó thế nào và tại sao phải áp dụng cách phòng ngừa này? Nên quấn băng thun suốt ngày hay chỉ quấn vào những giờ cố định?

Nguyễn Thị Minh Thư, Đường Pasteur, quận 3, TPHCM

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam - Giảng viên ĐH Y Dược TPHCM: Băng ép bằng băng thun hay sử dụng vớ Y khoa trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là một phần quan trọng bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tăng sức bền thành mạch, chống viêm và chống thoát dịch v.v…Vớ Y khoa có tác dụng tăng sức ép của cơ, ép vào thành tĩnh mạch tránh tĩnh mạch bị dãn ra nhiều và gây ứ trệ dòng máu trở về tim gây phù, đau chân và chuột rút. Trong hai loại, băng ép và vớ Y khoa thì vớ Y khoa tốt hơn băng ép vì dễ sử dụng và lực ép lên trên thành tĩnh mạch được phân bố đồng đều. Tuy nhiên, giá thành của vớ Y khoa còn khá cao so với thu nhập của người bệnh, một số người mang vớ giai đoạn đầu chưa quen thường có cảm giác khó chịu, nhưng chỉ vài ngày là hết.

Vớ Y khoa nên đi vào ban ngày, lúc làm việc và đi lại nhiều. Còn buổi tối, nghỉ ngơi bạn có thể bỏ vớ ra được.



. Tôi được biết một số phụ nữ sau khi sinh ở 2 bàn tay và cánh tay cũng nổi rất nhiều gân, không riêng gì ở chân. Một số người cho biết đó là giãn tĩnh mạch. Vậy sao tôi không thấy bác sĩ nhắc đến tình trạng này? Xin bác sĩ cho biết giãn tĩnh mạch ở tay có nguy hiểm không? Cám ơn bác sĩ nhiều ạ.

Lê Mai Anh, Quận 5 - TPHCM

- PGS-TS Nguyễn Hoài Nam: Suy tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể . Kế cả ờ tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ờ chi dưới do: hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều.

Còn các trường hợp giãn tĩnh mạch ở tay chỉ nên chẩn đoán là suy tĩnh mạch sau khi loại trừ các trường hợp: U máu, bất thường về tĩnh mạch, dãn tĩnh mạch bẩm sinh. Nếu gặp những trường hợp như trên người bệnh nên đến gặp chúng tôi tại bệnh viện Đại học Y dược để được khám và có chẩn đoán chính xác. Từ đó mời có các phương pháp điều trị hữu hiệu.
Để hiểu thêm về nguyên nhân, Triệu chứng giãn tĩnh mạch và các thông tin khác bạn có thể truy cập địa chỉ website Trekhoedep.Vn - Trang website chia sẻ những thông tin bổ ích về các bệnh thường gặp và giải pháp làm đẹp, chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình bạn.