Thoái hóa khớp nếu không điều trị kịp thời có thể gây những ảnh hưởng vô cùng nặng nề tới sức khỏe và kinh tế mỗi gia đình. Bài viết dưới đây xin giới thiệu tới bạn đọc hậu quả của bệnh thoái hóa khớp.hậu quả của bệnh thoái hóa khớp
Đau
Cản trở sinh hoạt hàng ngày
Tàn phế
Tổn thương các bộ phận khác
Ban đầu, thoái hóa khớp thường khiến người bệnh chủ quan vì nghĩ là chỉ đau nhức thông thường, uống thuốc là khỏi hoặc nhiều người chọn “sống chung với lũ”. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và đúng hướng, thoái hóa khớp có thể gây hậu quả nặng nề. Tại Mỹ, có tới 27 triệu người trưởng thành bị thoái hóa khớp và hàng năm số tiền chi cho các phẫu thuật thay khớp nhân tạo đã lên đến trên 42 tỷ USD.
Hậu quả của bệnh thoái hóa khớp bao gồm:
ĐAU
hậu quả bệnh thoái hóa khớp
Đau khớp là triệu chứng phổ biến nhất của người bị thoái hóa khớp
Đau là triệu chứng đầu tiên và cũng là triệu chứng kéo dài xuyên suốt trong quá trình bị bệnh. Càng ngày các cơn đau càng nhiều hơn, nhức nhối hơn, dai dẳng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt, vận động và tâm lý của người bệnh…
Vị trí thoái hóa bị biến dạng: thoái hóa khớp kéo dài làm cho khớp và sụn bị xơ vữa, gối thường có hiện tượng sưng to, biến dạng, đau nhức.
CẢN TRỞ SINH HOẠT HÀNG NGÀY
Người bị thoái hóa khớp sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Thoái hóa khớp gối không thể đứng thẳng như bình thường, thậm chí đi có thể tập tễnh. Các cơ từ gối trở xuống sẽ dần có cảm giác yếu hơn, người bệnh khi đi lại có cảm giác run chân, dần dần chân đứng không vững; cơ có hiện tượng bị teo, người bệnh rơi vào tình trạng liệt… Thoái hóa khớp vai khiến không thể cúi, mang vác hay xoay vai…

Người bị thoái hóa khớp gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
TÀN PHẾ
Ở giai đoạn cuối, sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nặng nề, người bệnh đứng trước nguy cơ tàn phế. Thông thường, phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động. Tuy nhiên, việc thay khớp này rất tốn kém và không phải ai cũng phù hợp với các khớp nhân tạo.
TỔN THƯƠNG CÁC BỘ PHẬN KHÁC
Thông thường, điều trị ban đầu cho thoái hóa khớp là điều trị nội khoa, sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng hoặc dùng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan tiêu hóa đặc biệt là dạ dày. Người bệnh có nguy cơ bị viêm loét dạ dày, thủng dạ dày hoặc chảy máu dạ dày nếu lạm dụng thuốc điều trị viêm khớp, hãy hết sức lưu ý. Ngoài ra, các cơ quan như gan, thận, tim mạch… cũng có nguy cơ cao bị tổn thương.
xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp gặp phải
Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối, cần chú ý:
Chống tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột
Khám sức khỏe tổng quát thường xuyên, đặc biệt là những người lao động nặng. Trong trường hợp cần thiết, phải thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm các dị tật của xương khớp và điều trị kịp thời.

Chống béo phì.
Chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý: tập các bài tập chạy bộ khi khớp chưa có tổn thương X quang (khe khớp còn bình thường). Đi bộ hoặc đạp xe tại chỗ là các biện pháp tập luyện tốt
Chọn nghề nghiệp phù hợp: để bệnh nhân thích nghi với điều kiện làm việc và tình trạng bệnh, dựa trên nguyên tắc tránh cho khớp tổn thương không bị quá tải.
Khi có dấu hiệu bất thường nghi ngờ là thoái hóa khớp, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám để được điều trị kịp thời, tránh mọi biến chứng.
dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp
bài tập thể dục cho bệnh thoái hóa khớp gối