Nếu ai ưa thích du lịch bụi, đi khám phá mạo hiểm thì đi du lịch ở Hà Giang chắc chắn là một lựa chọn không tồi. Hà Giang là một tỉnh nghèo thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Là một tỉnh thuộc vùng cao ở Việt Nam có địa hình rất phức tạp, có nhiều ngọn núi cao và thung lũng. Chính vì là tỉnh thuộc vùng cao nên cũng có rất nhiều cảnh đẹp ít ai biết tới. Cùng khám phá những địa điểm tham quan Mèo Vạc nhất định phải ghé khi tới Hà Giang sau đây nhé!

Những địa điểm tham quan ở Mèo Vạc, Hà Giang nhất định phải ghé thăm

1. Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú là một trong những địa điểm nổi tiếng Hà Giang thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và là một trong số các cột cờ của quốc gia nằm trên đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là núi Rồng. Cờ được thiết kế hình bát giác tương tự với cột cờ ở Hà Nội, dưới chân cột mô phỏng hoa văn trống đồng Đông Sơn và minh họa những thời kì lịch sử khác nhau của đất nước.

Trên đường lên cột cờ, trong đá vôi cấu tạo nên núi Rồng, du khách có thể bắt gặp rất nhiều hóa thạch Bọ ba thùy, đặc biêt có một cái đuôi bọ này lộ ra trên đá vô trông hệt như cái vương miện. Bọ ba thùy là một loại cổ sinh đã tuyệt diệt, sự có mặt của chúng chứng tỏ rằng cách đây hơn 520 triệu năm, tức là loài cổ sinh lâu nhất ở cao nguyên đá, nơi đây đã từng là đại dương mãi sau này mới dâng lên thành núi.

Cột cờ trên đỉnh núi Rồng là biểu tượng thiêng liêng, đánh dấu chủ quyền đất nước ở tỉnh cực bắc, nơi có lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Lũng Cú (Hà Giang); nơi rồng ở, Hạ Long (Quảng Ninh), nơi rồng xuống, Thăng Long (Hà Nội) và là nơi rồng bay lên, dường như có một sợi dây văn hóa bền chặt gắn kết mảnh đất Việt, tâm hồn người Việt. Đây là nơi có văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc bên cạnh đó giá trị của địa chất cũng không kém phần thú vị.


Nên đi vào mùa nào?

Để có thể ngắm được Cột cờ Lũng Cú đẹp nhất, rõ nhất đó là vào cuối năm và đầu xuân, bên cạnh thăm quan cột cờ Lũng Cú, du khách còn có thể tham quan các địa điểm du lịch khách ở Hà Giang tham gia lễ hội hoa tam giác mạch nổi tiếng ở đây.

Đường đi

Từ trung tâm Đồng Văn, bạn theo tuyến đường Hạnh Phúc (QL4C) đến ngã ba giao với đường Lũng Cú thì rẽ phải, bạn sẽ thấy bảng chỉ dẫn đường lên cột cờ Lũng Cú.

2. Đèo Mã Pí Lèng
Đèo Mã Pí Lèng nằm ở độ cao 1.200 m thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, cung đường đèo có chiều dài khoảng 20km nằm trên con đường hạnh phúc nối liền Đồng Văn-Mèo Vạc. Mã Pí Lèng hay Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng đều mang nghĩa “sống mũi của con ngựa” theo tiếng của người Mông. Trên đường đèo quý khách sẽ bị thu hút bởi hẻm Tu Sản nằm dưới khe núi tạo thành sông Nho Quế.

Theo các tài liệu lịch sử ghi lại cung đường được hàng chục nghìn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Nam Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với 2 triệu lượt ngày công lao động. Trong đó, riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng, các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để hoàn thành trong 11 tháng. Những ngọn núi trùng trùng, điệp điệp, phía dưới là vực sâu thẳm, cùng dòng sông Nho Quế xanh màu ngọc bích kéo dài xa tít, chia hai nửa giang sơn.

Đèo Mã Pí Lèng là nơi chinh phục của các dân phượt thủ chuyên nghiệp, tuy nhiên đối với dân nghiệp dư chỉ cần dũng cảm một chút cũng có thể chinh phục được ngọn đèo này. Chặng đường này có vẻ rất khó khăn và nguy hiểm, nhưng nếu chinh phục được ngọn đèo này chắc chắn sẽ để lại một trải nghiệm du lịch Hà Giang khó quên cho những ai dám mạo hiểm.


Nên đi vào mùa nào?

Tháng 9, 11, 12 là thời điểm thích hợp nhất để những bạn ưa thích sự chinh phục, mạo hiểm khám phá có thể săn mây hay trải nghiệm cung đường đầy sắc hoa cải và ngắm tuyết rơi.

Đường đi
Bạn có thể đi lên quãng đường Đồng Văn và quãng đường gần đó cách 150km rồi từ đó đi thêm khoảng 10km nữa là tới Mèo Vạc đi một chút nữa là sẽ thấy đèo Mã Pí Lèng. Bạn nên cài mạng vào điện thoại để có thể tìm đường dễ dàng hơn. Hãy đảm bảo phương tiện di chuyển vận hành tốt cùng với sức khỏe tốt, tay lái chắc để chinh phục đèo Mã Pí Lèng nhé!

Xem thêm: CHI PHÍ PHƯỢT HÀ GIANG – LỘ TRÌNH DU LỊCH HÀ GIANG 4N3Đ

3. Chợ Tình Khâu Vai
Chợ tình Khâu Vai Hà Giang là phiên chợ tình, chợ tình phong lưu nổi tiếng ở Hà Giang, mỗi năm chỉ họp duy nhất một lần vào ngày 27/3 âm lịch. Chợ Tình Khâu nằm ở bản Khâu Vai, xã Khâu Vai. Mỗi năm một lần, ngày 27/3 âm lịch những chàng trai, cô gái dân tộc thuộc vùng đá cao nguyên lại vượt đèo lội suối đến chợ tình để gặp gỡ, hẹn hò, giao lưu với nhau.

Chợ tình Khâu Vai bắt nguồn từ một truyền thuyết nói về cặp trai gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Chàng tên Ba, dân tộc Nùng, nhà ở bản Khâu Vai, nàng tên Út, con của tộc trưởng người Giay. Chàng là con nhà nghèo, khôi ngô tuấn tú và có tài thổi sáo, hai người đem lòng yêu nhau tha thiết nhưng lại bị sự ngăn cấm của cha cô Út vì hai gia đình không môn đăng hộ đối, khác dân tộc không cùng con ma, khác dân tộc tập quán. Trai người Nùng không thể lấy gái người Giay làm vợ.



Hai người bỏ trốn lên rừng sống vì sự bỏ đi của hai người nên hai tộc đã xảy ra mâu thuẫn rất gay gắt, thương người thân, thương bản làng nên hai người phải chia tay nhau về làng sống và thề kiếp sau sẽ thành vợ chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3, khi chia tay họ đã cắt máu ăn thề: dù không lấy được nhau nhưng cứ vào ngày 27/3 âm lịch sẽ gặp nhau ở Khâu Vai hát cho nhau nghe, tâm tình về những điều giấu kín một năm xa nhau. Họ tâm sự, ca hát hết một đêm r sáng sớm sẽ quay về làng, ngày cuối cùng của cuộc đời họ lại gặp nhau.

Họ tìm về hòn đá năm xưa đã cắt máu ăn thề, hai người ôm nhau đi về cõi vĩnh hằng. Ngày 27/3 là ngày họ chia tay và cũng là ngày mất của hai người, dân làng đã lấy ngày này để họp chợ và lập miếu Ông, miếu Bà ngay nơi họ mất để tưởng nhớ về mối tình đẹp này.

Ban đầu chợ tình Khâu Vai dành cho những cặp trai gái yêu nhau nhưng còn dang dở và cũng là đêm chợ truyền thống của dân tộc Mông. Chợ nổi tiếng vào đầu năm 90, có rất nhiều khách du lịch đến thăm quan. Phiên chợ tình Khâu Vai có rất nhiều ý nghĩa nên được đồng bào dân tộc hưởng ứng. Hiện nay phiên chợ tình đã trở thành nơi tìm kiếm mối lương duyên của các cặp trai gái.

Nên đi vào mùa nào?

Chợ tình Khâu Vai hiện nay đã trở thành địa điểm tham quan Mèo Vạc độc đáo và ý nghĩa của tỉnh Hà Giang. Chợ tình thường được tổ chức vào những ngày tháng 4 và tháng 3 âm lịch.

Đường đi

Từ thị xã Hà Giang di chuyển khoảng một 180km dọc theo các con đường quốc lộ và các bảng chỉ dẫn sẽ đến được bản Khâu Vai, xã Khâu Vai.

4. Cửa khẩu Săm Pun
Nếu bạn đang bâng khuâng Hà Giang có chổ nào thú vị thì ngoài đèo Mã Pí Lèng ra, cửa khẩu Săm Pun cũng là nơi quy tụ nhiều cảnh thiên nhiên núi rừng hoang dã đáng để khám phá. Cửa khẩu Săm Pun còn gọi là cửa khẩu Thượng Sơn, là cửa khẩu quốc gia thuộc địa phận xã Cín Cái và Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Cửa khẩu Săm Pun thông qua cửa khẩu Điền Bồng, Vân Nam, Trung Quốc.

Đến cửa khẩu Săm Pun bạn sẽ ngạc nhiên với sự thay đổi mới mẻ, những con đường đất đá ghồ ghề, khó khăn không còn nữa mà thay vào đó là những con đường trải nhựa bằng phẳng. Đường không rộng như ở thành phố nhưng điểm thu hút ở đây là sự cheo leo một bên là đường đi một bên là vực thẳm sâu hun hút. Cảm giác đầy mạo hiểm, sẽ khiến những ai ưa thích thử thách không khỏi hào hứng, mê hoặc.

Cửa khẩu Săm Pun, cũng như nhiều cửa khẩu khác mang trong mình trọng trách giao thương ở mức độ nhất định nào đó, các bạn có thể ghé cửa khẩu để mua những món ăn, quà lưu niệm độc đáo để làm qua cho người thân. Nếu ai biết đến Săm Pun đều nhắc đến nó như một địa điểm để thưởng ngoạn, nơi để chinh phục hấp dẫn của Hà Giang.

Nên đi vào mùa nào?

Cũng như nhiều điểm du lịch ở Hà Giang, trừ mùa mưa tháng 6-8, các mùa còn lại đều là thời điểm thích hợp để đi cửa khẩu Săm Pun để trải nghiệm sự hùng vĩ nhưng cũng rất bình yên. Nơi có những mảng xanh vô tận của núi rừng, nơi có những cung đường chênh vênh, uốn lượn và là nơi có những khóm hoa cải vàng nở rộ làm cho lòng người thật an nhiên.

Đường đi

Bạn có thể đi theo con đường Mã Pí Lèng, đến ngay chân đèo sẽ có một ngã rẻ nhỏ chỉ hướng đi đến Xin Cái, đây là trục đường chính dẫn đến cửa khẩu Săm Pun.

5. Làng cổ Thiên Hương
Thiên hương là một ngôi làng cổ rất đặc biệt ở Hà Giang, ở đây có một quần thể kiến trúc làng bản, vẫn còn lưu trữ được các nét đặc trưng cổ xưa, các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, tiêu biểu là lễ cúng thần rừng tổ chức vào tháng 3 âm lịch hằng năm. Đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi du lịch đến Hà Giang.

Nếu có cơ hội đi du lịch Hà Giang thì nhất định không được bỏ qua những địa điểm du lịch này nhé, cảnh đẹp thì nhiều lắm, chỉ sợ bạn có thời gian để khám phá và lưu lại hay không thôi. Với những địa điểm tham quan Mèo Vạc, Hà Giang chắc chắn sẽ còn những điều thú vị ở phía trước đang đợi bạn khám phá.