Cột mốc 1305
Cột mốc 1305 là cột mốc ranh giới giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc, thuộc xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh.
ẩm thực quảng ninh

Cột mốc 1305
Cột mốc 1305
Muốn đến được cột mốc 1305, bạn cần chuẩn bị tinh thần để trekking qua một con đường mòn nằm giữa núi, được dân phượt gọi là “sống lưng khủng long”. Thời gian trekking nhanh nhất khoảng hơn 2 giờ đồng hồ nếu thời tiết thuận lợi.
du lịch quảng ninh

II. Di tích lịch sử nổi tiếng ở Quảng Ninh
1. Bãi cọc Bạch Đằng
Từ ngã tư thị xã Quảng Yên đi về hướng Phà Rừng khoảng 2 km, rẽ trái khoảng 500 m, du khách sẽ đến với bãi cọc Yên Giang, một phần của trận địa cọc Bạch Đằng năm xưa.

Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên là một trong những di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của tỉnh Quảng Ninh
Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên là một trong những di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của tỉnh Quảng Ninh
Tuy ngày nay đa phần các đầu cọc đã bị mục gẫy, du khách vẫn có thể hiểu thêm về lịch sử của bãi cọc cũng như nghệ thuật quân sự tài tình của Trần Hưng Đạo qua tấm bia đá dựng ngay gần đó. Trên bia ghi rõ: "Dựa vào địa thế sông Bạch Đằng (thế kỷ thứ XIII), lòng sông có nhiều bãi bồi và dải đá ngầm, Trần Hưng Đạo đã cho đóng những bãi cọc ở vị trí hợp lý tạo thành một trận địa cọc chặn đánh đường rút chạy của giặc Nguyên Mông".

2. Thương cảng Vân Đồn
Được thành lập vào năm 1149, Vân Đồn là thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt và trở thành trung tâm buôn bán lớn của Đông Nam Á suốt nhiều thế kỷ.

Thương cảng Vân Đồn ngày nay
Thương cảng Vân Đồn ngày nay
Có thể nhìn thấy sự phát triển của nước ta dựa vào sự phát triển của thương cảng Vân Đồn vào các thời kỳ:

Nhà Lý (1009-1225) đưa ra nhiều chính sách khuyến khích ngoại thương nên giao thương tại Vân Đồn phát triển.

Đến thời nhà Trần (1225-1400), thị trường hương liệu thế giới sôi động, sự phát minh ra con đường hàng hải xuyên biển từ Trung Quốc đến Ai Cập đã đẩy nhịp độ buôn bán quốc tế phát triển mạnh hơn.

Nhà Lê sơ (1428-1527) sau khi giành được độc lập đã thi hành nhiều chính sách khắt khe đối với ngoại thương. Triều đình quy định rất rõ hoạt động ở thương cảng Vân Đồn trong bộ Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức). Theo đó, các quan ty tự ý ra Vân Đồn đều bị xử tội đồ hay lưu; người tố cáo việc ấy được hưởng một tư (điều 612).

Đến thời nhà Mạc (1527-1677), với chính sách mở cửa về thương mại, hoạt động ngoại thương tại thương cảng Vân Đồn lại hưng thịnh.

Thời Lê trung hưng (1533-1789), hoạt động giao thương ở Vân Đồn vẫn được phát triển.

Cuối thế kỷ 17, Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam) mở cửa cho thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh… được vào sâu trong nội địa buôn bán. Thương cảng Vân Đồn mất hẳn vai trò trung tâm thương mại. Hoạt động ngoại thương vẫn diễn ra, nhưng không còn sầm uất.

Bước sang đầu thế kỷ 19 thời nhà Nguyễn, thương cảng Vân Đồn không còn hoạt động. Cư dân trên một số bến cổ di chuyển đi nơi khác, kho tàng bến bãi dần bị hỏng. Các bến thuyền thương mại chuyển thành bến phục vụ nhu cầu đánh cá, trao đổi lâm, hải sản đến các nơi khác trong nước của nhân dân địa phương.

Trải qua thời gian và sự bồi lắng của biển cả, diện mạo sầm uất của khu thương cảng Vân Đồn xưa không còn. Hiện nay, trong lòng đất trên bờ vụng tại các bến thuyền cổ vẫn còn hàng triệu mảnh sành sứ vỡ hay nguyên vẹn, nền nhà, nền đình, nền chùa, tiền đồng cổ trong suốt 7 thế kỷ.