Tỉnh Bình Dương là một trong số ít các địa phương được Chính phủ phê duyệt sớm kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 và công bố công khai theo quy định của pháp luật.
>>>Nhà đất dĩ an: bán đất bình dương
Hiện nay, Bình Dương đang phấn đấu hoàn thành sớm mục tiêu đưa địa phương trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương vào năm 2020 và là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Theo đó, tỉnh này tiếp tục chuyển mục đích sử dụng 33.900 ha đất nông nghiệp nhằm phân bổ phát triển thêm diện tích các khu dịch vụ, thương mại là 1.000 ha; các khu, cụm công nghiệp 5.200 ha; mở rộng và hình thành các khu dân cư mới là 2.300 ha; xây dựng cơ sở hạ tầng 8.300 ha. Còn lại đất nông nghiệp diện tích 174.480 ha tập trung chủ yếu để hình thành các khu nông nghiệp kỹ thuật cao và phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nhằm phục vụ nguyên liệu cho sản xuất.


Hiện nay, tỉnh Bình Dương đang nỗ lực tạo quỹ đất sạch (ảnh minh họa)
Bình Dương đã triển khai một số chính sách và giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất nêu trên như: Kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, bồi thường, tái định cư phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương theo hướng có lợi hơn cho người bị thu hồi đất, sát với giá thị trường và đảm bảo đời sống khu tái định cư mới tốt hơn chỗ ở cũ; nhà đầu tư thuê đất với giá Nhà nước quy định chỉ bằng chưa đến 2/3 đối với trong khu công nghiệp (KCN) và 1/2 đối với ngoài KCN so với các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Hiện tại, tỉnh Bình Dương đã phát triển quỹ đất sạch trên 2.800 ha, trong đó diện tích ngoài KCN là 500 ha và KCN là 2.300 ha. Tại các KCN, diện tích cũng được quy hoạch đa dạng, chi tiết từ 0,3 ha tới 10 ha hoặc lớn hơn với giá thuê linh hoạt và đã hình thành các KCN hỗ trợ, khu công nghệ cao... nhằm giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn ngành nghề, quy mô và giải pháp bảo vệ môi trường trong phương án đầu tư cho thích hợp.

Cán bộ tỉnh Bình Dương hầu như không có tiêu cực của trong việc quản lý đất đai
Thủ tục, quy trình về đất đai được công bố công khai đầy đủ, thời gian triển khai đều giảm hơn so với quy định của Trung ương; trên địa chỉ website đã công khai tổ tư vấn nghiệp vụ về đất đai ở bộ phận một cửa và một cửa liên thông, các dịch vụ công, đường dây nóng, chuyên mục pháp luật, hỏi đáp. Nhờ đó, việc tranh chấp, khiếu nại đất đai đã giảm dần và tỷ lệ giải quyết công việc các năm đều đạt trên 96%.

Tính tới cuối năm 2014, tỉnh Bình Dương đã cấp giấy công nhận quyền sử dụng đất được trên 99% số diện tích đất cần cấp.

Có thể thấy, mặc dù vẫn còn một số tồn tại và khó khăn nhất định trong thời gian qua nhưng tỉnh Bình Dương đã từng bước sử dụng, khai thác hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất, đảm bảo hài hòa các lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất nên đất đai thật sự đã trở thành nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế, xã hội địa phương.