Chị Mai Lan (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đau hai hố mắt vào buổi sáng, đôi khi nhức đầu, ù tai, kết quả khám tổng quát cho thấy chị bị thoái hóa cổ.
Đau hố mắt dai dẳng cả tháng, chị Lan quyết định giảm tần suất làm việc, dẹp tivi, phim ảnh vào buổi tối. Tuy nhiên, tình trạng bệnh vẫn diễn ra. Khi đi khám chị rất ngạc nhiên bởi không phải bệnh về mắt mà bị thoái hóa cổ do thường xuyên sinh hoạt và làm việc không đúng tư thế. Xem thêm: http://www.thoaihoakhop.info/thoai-h...dung-thuoc-gi/

Đi khám, bác sĩ giải thích trường hợp chị Lan không phải hiếm. Khác với suy nghĩ của nhiều người bệnh thoái hóa chỉ xảy ra với người cao tuổi, thực tế, rất nhiều người trẻ tuổi có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là dân văn phòng. Do tính chất công việc, dân văn phòng phải ngồi nhiều giờ liền trước máy tính, và đôi khi rất lười thay đổi tư thế. Sự thụ động này là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc xương khớp không được hoạt động thường xuyên, dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp rất sớm ở độ tuổi 35, trong khi độ tuổi thường gặp ở bệnh này là từ trung niên.

Hiện nhiều người trẻ hiện nay rất thờ ơ với những biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ ở những vùng cổ, gáy, vai, lưng… Giải pháp tạm thời của mọi người thường là dùng thuốc giảm đau để qua cơn đau, hoặc dùng dầu nóng xoa bóp mà không nghiên cứu sâu hơn về chứng bệnh đang ngày càng trẻ hóa này. Do đó, người bệnh cần có khái niệm tổng quát về căn bệnh này, để kịp thời phát hiện và điều trị trong giai đoạn đầu.


Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp gắn liền với quá trình lão hóa theo thời gian của cơ thể, thường bị đẩy nhanh bởi nhiều yếu tố khác như: giữ một tư thế hay hành động lặp đi lặp lại, khiêng vác quá nặng, ngồi xổm, leo cầu thang hay leo dốc nhiều, chấn thương ở khớp, tình trạng béo phì… Bệnh gây đau đớn, biến dạng chi khiến người bệnh cử động rất khó khăn, đôi khi không đi được, thậm chí gây tàn phế.

Việc chẩn đoán bệnh không khó song biện pháp khắc phục triệt để rất khó khăn. Một số liệu pháp điều trị hiện nay như là dùng thuốc kháng viêm giảm đau (chỉ tác dụng nhất thời, không làm hồi phục sụn hư), tiêm tế bào gốc hay tiêm huyết tương giàu tiểu cầu lấy từ chính cơ thể bệnh nhân...
Tuy nhiên, phương pháp chữa trị khác, có thể là dùng thuốc có chiết xuất từ thành phần tự nhiên. Theo nghiên cứu, trong sụn khớp chứa nhiều thành phần Collagen type 2 - chất này chiếm đến 90% collagen trong sụn khớp. Collagen type 2 là một protein giúp định hình cấu trúc mô sụn, từ đó giúp sụn tăng độ bền, đàn hồi tốt, tăng tính dẻo dai. Ngoài ra, việc bổ sung thêm các thành phần thảo dược khác nhằm phòng ngừa thoái hóa khớp và tăng cường tuổi thọ cho xương khớp cũng quan trọng.