Nâng mũi cấu trúc là gì?
Khác biệt giữa nâng mũi thường và nâng mũi cấu trúc là chóp mũi được dựng hoàn toàn bằng sụn tự thân, sờ vào mềm mại không thể biết là có sửa mũi hay không? và được mổ hở hoàn toàn cho nên những khuyết điểm ở vùng chóp mũi, sóng mũi và khung xương mũi đều được sửa chữa trọn vẹn thông qua cách mổ hở này.


>>

nâng mũi s line ở đâu






Đây là kĩ thuật đỉnh cao của nâng mũi hiện đại, nó đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức và kinh nghiệm nhiều về phẫu thuật mũi, phải khéo léo, tỉ mỉ và thật sự kiên nhẫn vì thời gian phẫu thuật kéo dài.



Vì sao nên chọn phương pháp nâng mũi cấu trúc?
Cấu trúc bên trong mũi của chúng ta có hai phần: phần sụn và phần xương.

Chính vì vùng chóp mềm mại được cấu tạo chủ yếu là từ lớp sụn chống đỡ và mô mềm cho nên chất liệu được dùng là sụn thật (để tạo sự mềm mại) lấy từ chính cơ thể để không gây tình trạng thải ghép và sụn này có thể sống ngay tại vùng được ghép bằng cơ chế thẩm thấu.



Còn vùng phía trên có một phần là sụn và phần còn lại là xương chính mũi cứng hơn nên được thay thế bằng chất liệu cứng hơn như chất liệu nhân tạo, chất liệu sinh học.



Đây là kĩ thuật đang được ứng dụng rộng rãi tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Philippin…. Là một kĩ thuật tổng hợp của tất cả các kĩ thuật về phẫu thuật mũi hiện đại: ứng dụng tất cả các loại sụn cơ thể (sụn vành tai, vách ngăn, sụn sườn) để làm nên một chiếc mũi thật tự nhiên có hay không có kèm theo sụn nhân tạo.



Các bước thực hiện nâng mũi cấu trúc:
Thông thường các phẫu thuật viên sẽ làm toàn bộ chóp mũi bằng sụn thật được lấy từ sụn vành tai, sụn vách ngăn hay sụn sườn để tạo nên một chóp mũi trông rất thật và mềm mại. Thường đoạn này sẽ chiếm 1/3 dưới độ dài của chóp mũi, còn đoạn chiếm 2/3 trên của chiếc mũi thường được làm bằng sụn (nếu mũi cao sẵn chỉ gãy nhẹ một vài chỗ), hay chất liệu nhân tạo (gore-tex,silicone) hoặc chất liệu sinh học (alloderm, meloderm…) khi cần nâng cao vùng sóng mũi và cần làm sóng mũi mềm mại hơn.



Với kĩ thuật mới này sẽ đem lại kết quả trông rất tự nhiên, sẽ không gặp tình trạng chóp bị sóng silicone đâm trực tiếp vào da gây nhọn đầu mũi, hoặc chóp mũi quá căng gây nên tình trạng chóp đỏ bóng do toàn bộ vùng chóp làm bằng sụn tự thân.



Để làm nên chiếc mũi cầu kì như thế đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian từ 2,5-3,5h với một bác sĩ chuyên về phẫu thuật mũi, từ việc lấy sụn vành tai, sụn vách ngăn hay sụn sườn, thiết kế lại cho phù hợp với giải phẫu của vùng chóp mũi và ghép vào đấy, sau đó thiết kế thêm sụn nhân tạo (sụn thật, sụn sinh học) cho vùng sóng mũi, làm sao tạo nên một khối liền lạc không thể nhận biết sau phẫu thuật. Đây là 1 phẫu thuật cầu kì đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và cẩn thận của phẫu thuật viên.



Chính vì sự cầu kì như thế cho nên đối với những trường hợp mũi khó (mũi hếch nhiều, mũi sửa lại nhiều lần…) đòi hỏi phải gây mê để phẫu thuật viên có thời gian chăm chút từng chi tiết cho chiếc mũi của khách hàng.



Khi nào bạn nên chọn phương pháp cấu trúc:
- Khi bạn mong muốn một chiếc mũi trông tự nhiên khi nhìn và cảm giác như thật khi sờ nắn.
- Khi chóp mũi bạn quá ngắn, cần kéo dài ra nhiều.
- Khi mũi bạn đã chỉnh nhiều lần mà chưa vừa ý.
- Khi mũi bạn dị ứng với chất liệu nhân tạo, không thể đặt sóng giả.


Xem thêm:

chi phí nâng mũi cấu trúc