Bệnh loãng xương là tình trạng giảm khối lượng của khớp, các vi cấu trúc mô xương bị tổn thương khiến xương trở nên giòn và dễ bị gãy, dễ bị lún các đốt sống là một bệnh xương khớp rất nguy hiểm. Vấn đề dinh dưỡng cũng là vấn đề rất quan trọng đối với bệnh nhân loãng xương. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bệnh loãng xương thế nào là hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bệnh loãng xương qua bài viết dưới đây.



Hình ảnh bệnh loãng xương.
Bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là tình trạng khối lượng xương bị giảm xuống, các vi cấu trúc mô xương bị tổn thương khiến hệ thống xương trở nên giòn và dễ gẫy hơn. Loãng xương là một tiến trình của quá trình lão hóa xương khớp, nó diễn ra rất âm thầm qua đó bệnh nhân loãng xương thường có tâm lý chủ quan và khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, khi đó bệnh sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, phiền toái làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương:

Bệnh loãng xương bị ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố tuổi tác, tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh và mạnh mẽ hơn. Ở giai đoạn này xương hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng rất kém, dẫn đến việc mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương, khiến xương trở nên loãng.



Phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương chiếm tỷ lệ cao.

Phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương chiếm tỉ lệ tương đương với loãng xương do tuổi già. Lý do là sau thời kỹ mãn kinh hoạt động của buồng trứng bị ngưng lại gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen, các tết bào hủy xương lại tăng hoạt tính trong khi các chức năng hấp thụ canxi bị giảm sút gây lún đốt sống, gù lưng, gãy xương cột sống.....
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh loãng xương

Việc bổ sung canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp cho bệnh nhân loãng xương củng cố được lượng canxi thiếu hụt giúp củng cố thêm cấu trúc xương. Các thực phẩm như sữa, tôm, cua, giá đỗ....đều là những thực phẩm tự nhiên chứa rất nhiều canxi mà cơ thể rất dễ hấp thụ. Bệnh nhân loãng xương cũng có thể uống sản phẩm canxi nhưng phải theo sự cho phép và chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh việc bổ sung canxi thì Vitamin D cũng là dưỡng chất không thể thiếu để giúp cơ thể tăng cường việc hấp thụ canxi một cách nhanh hơn. Trong các loại ngũ cốc, cam, sữa, ánh nắng mặt trời vào sáng sớm, phomat, trứng chứa rất nhiều Vitamin D.

Cá biển giàu Omega 3 rất tốt cho một số bệnh xương khớp.

Các loại cá biển giàu Omega 3 rất tốt cho bệnh loãng xương như cá thu, cá mòi, cá mòi. Ngoài ra còn có tác dụng rất tốt liên quan đến xương như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống.
Các loại rau củ như rau bắp cải, súp lơ xanh, củ cải... chứa rất nhiều Vitamin K giúp xương chắc khỏe.

Các loại rau củ quả giúp xương chắc khỏe.

Ngoài việc phát hiện và hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời thì việc duy trì chế độ dinh dưỡng cũng như kết hợp với việc luyện tập, rèn luyện cũng rất quan trọng. Hãy tự bảo vệ bản thân mình trước khi quá muộn.

>> Tìm hiểu bệnh đau khớp háng hiện nay

Trên đây là một số điều cần biết về bệnh loãng xương cũng như chế độ dinh dưỡng cho bệnh loãng xương các bệnh nhân loãng xương nên lưu ý. Mọi thông tin ý kiến thắc mắc xin liên hệ trực tiếp đến địa chỉ phòng khám khớp để được tư vấn và tham khám hoàn toàn miễn phí. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!!!

Nguồn: https://phongkhamkhop.com/dinh-duong...nh-loang-xuong