Vẹo cột sống bẩm sinh là căn bệnh hình thành do cấu trúc dị tật bẩm sinh của cột sống. Bệnh vẹo cột sống có nguy hiểm không? Vẹo cột sống bẩm sinh rất khó phòng ngừa và việc điều trị cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, vì nếu được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp dị tật này thì cột sống cũng được phục hồi một cách đáng kể.


Vẹo cột sống bẩm sinh là gì?

Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết của cột sống lúc mới sinh về độ cong mặt phẳng ngang của cột sống. Đây là căn bệnh tương đối hiếm gặp. Chỉ có khoảng 1 trẻ sơ sinh là có thể mắc căn bệnh này trong tổng số 10.000 trẻ. Tuy vậy, viêm cột sống bẩm sinh không thể chủ quan vì nó thường đi đôi với những dị tật khác như dị tật ở bàng quang, vùng thận hoặc gai cột sống khi trưởng thành.

Vẹo cột sống bẩm sinh được hình thành dưới nhiều dạng khác nhau. Có thể phân chia thành 4 dạng chính là:
  • Vẹo cột sống không đầy đủ các đốt sống
  • Vẹo cột sống do phân chia các đốt sống không hoàn chỉnh
  • Pha trộn giữa tật nửa đốt sống và dính đốt sống
  • Sự phát triển thêm các đường cong bù trừ

Mặc dù vẹo cột sống bẩm sinh được hình thành ngay khi sinh nhưng hầu hết các trường hợp đều được phát hiện ở độ tuổi trưởng thành bởi nó không gây ra đau đớn và cũng không biểu hiện rõ ràng. Nếu trong trường hợp bệnh nhân lúc nhỏ có những triệu chứng bất thường hoặc gặp một chấn thương nào đó liên quan đến xương khớp và phải đi khám thì lúc này các bác sĩ mới chẩn đoán và phát hiện ra bệnh.

Triệu chứng của vẹo cột sống bẩm sinh

Những triệu chứng của vẹo cột sống bẩm sinh có thể kể đến như sau:
  • Hai vai nghiêng và không đều nhau với một bả vai nhô ra. Dấu hiệu này có thể thấy rõ khi nhìn từ phía sau lúc bệnh nhân đang di chuyển.

  • Vòng eo lệch và không đều

  • Hông bên cao bên thấp

  • Xương sườn 1 bên nổi lên

  • Cơ thể trông như bị nghiêng sang 1 bên

  • Nếu vẹo cột sống bẩm sinh ảnh hưởng đến những bộ phận khác như thận, bàng quang, dây thần kinh, tủy sống thì bệnh nhân còn có tình trạng bị yếu cơ.



Vẹo cột sống bẩm sinh có nguy hiểm không?
Khi đã phát hiện ra vẹo cột sống bẩm sinh thì hầu hết bệnh nhân đã bị biến chứng dị tật ở mức độ nặng, một số trường hợp đã gây tổn thương đến hệ tim mạch và hô hấp, thận, bàng quang, tủy sống…Vì vậy, việc điều trị khá khó khăn và phức tạp. Ngay cả khi phẫu thuật cũng không giúp hồi phục hoàn toàn. Do đó, có thể khẳng định rằng vẹo cột sống bẩm sinh thực sự nguy hiểm.

Người bị vẹo cột sống bẩm sinh phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Đầu tiên là phải nói đến sức khỏe. Những trường hợp bị vẹo cột sống dẫn đến cong vẹo cột sống học đường, suy tim, suy hô hấp, suy thận là rất nhiều. Thứ 2 là về mặt thẩm mỹ. Những người bị vẹo cột sống thường bị giảm chiều cao thực tế, cột sống và lưng bị vẹo, lệch vai gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày.



Vẹo cột sống bẩm sinh nên được điều trị thế nào?

Vẹo cột sống bẩm sinh hình thành từ khi cơ thể đang còn là bào thai nên không thể phòng ngừa.
Hiện nay, việc điều trị tật vẹo cột sống ở Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, các bác sĩ và người bệnh vẫn gặp không ít khó khăn và kết quả điều trị cũng bị hạn chế do được phát hiện và điều trị muộn. Hơn nữa, chi phí cho điều trị vẹo cột sống bẩm sinh khá cao.

Hầu hết các trường hợp bị bệnh đều được chỉ định phẫu thuật hoặc nắn chỉnh bằng kĩ thuật cao. Tuy nhiên, phương pháp này cũng sẽ không khả thi nếu lúc này xương sườn đã rất cứng và lệch, mạch máu cũng đã quen cong theo nếp của cột sống. Việc điều trị vẹo cột sống nên được cân nhắc bởi nó khá nguy hiểm.

Bài viết trên đây đã giới thiệu với các bạn vẹo cột sống là gì? Triệu chứng và cách điều trị vẹo cột sống để các bạn có thể hiểu rõ hơn về vẹo cột sống bẩm sinh. Chúc các bạn sức khỏe vàng.

Nguồn: http://benhgaicotsong.info/veo-cot-song-bam-sinh/